Từ năm 1789 tới 1914 Lịch_sử_châu_Âu

Năm 1815 các biên giới châu Âu đã được tái lập, quân đội của Napoleon đã làm thay đổi tận gốc rễ các biên giới châu Âu

"Thế kỷ 19 lâu dài", từ 1789 tới 1914 chứng kiến những sự thay đổi xã hội, chính trị và kinh tế căn bản bắt nguồn từ cuộc Cách mạng Công nghiệp, Cách mạng PhápCác cuộc chiến tranh Napoleon, và sau sự tái tổ chức bản đồ chính trị châu Âu tại Hội nghị Viên năm 1815, sự nổi lên của Chủ nghĩa quốc gia, sự trỗi dậy của Đế chế Nga và thời kỳ đỉnh cao của Đế chế Anh, song hành với sự suy tàn của Đế chế Ottoman. Cuối cùng, sự nổi lên của Đế chế ĐứcĐế chế Áo-Hung bắt đầu một loạt sự kiện sẽ dẫn tới sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914.

Cách mạng công nghiệp

Bầu trời đầy ống khói của thủ đô Luân Đôn năm 1870, của Gustave Doré

Cách mạng Công nghiệp là một giai đoạn cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 khi những thay đổi lớn trong nông nghiệp, chế tạo, và vận tải đã đưa tới tác động sâu rộng trong các điều kiện kinh tế xã hộivăn hóa tại Anh Quốc và sau đó lan ra khắp châu Âu và Bắc Mỹ và cuối cùng là cả thế giới, một quá trình tiếp tục như công nghiệp hóa. Ở cuối những năm 1700 nền kinh tế dựa trên lao động thủ công của Vương quốc Anh bắt đầu bị thay thế bởi nền kinh tế công nghiệp và chế tạo bằng máy móc. Nó khởi đầu với sự cơ khí hóa trong ngành công nghiệp dệt, sự phát triển của các kỹ thuật gia công thép và sự tăng cường sử dụng than tinh chế. Khi nó đã bắt đầu. Sự mở rộng thương nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi nhờ các kênh đào, đường sá được nâng cấp và đường sắt. Sự ra đời của động cơ hơi nước (chủ yếu sử dụng than) và máy móc cơ khí (chủ yếu trong ngành dệt) đã tạo cơ sở cho sự gia tăng mạnh trong năng suất chế tạo.[91] Sự phát triển của các dụng cụ máy bằng sắt hoàn toàn trong hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 19 đã tạo điều kiện cho việc sản xuất thêm các máy móc chế tạo sử dụng trong các ngành công nghiệp khác. Các hiệu ứng của nó lan khắp Tây Âu và Bắc Mỹ trong thế kỷ 19, cuối cùng ảnh hưởng tới toàn bộ thế giới. Ảnh hưởng của nó trong việc làm thay đổi xã hội cực kỳ to lớn.[92]

Biến động chính trị và sự hình thành các quốc gia

Phá ngục Bastille trong Cách mạng Pháp năm 1789

Năm 1776, bên kia Đại Tây Dương, nước Mỹ ra đời. Sự can thiệp của Pháp vào cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ đã khiến nước này suy sụp, nước Pháp biến động dẫn tới Cách mạng Pháp. Nước Pháp Cộng hòa ra đời (1782) nhưng chỉ tồn tại đến năm 1799 khi Napoleon tuyên bố chuyển nước Pháp từ Cộng hòa sang chế độ Tổng Tài.

Nước Pháp dưới thời Napoleon trở nên hùng mạnh, liên tiếp thực hiện các cuộc chiến tranh với các nước châu Âu khác để tranh giành lãnh thổ. Ông đã chinh phục những vùng rộng lớn của Ý và buộc người Áo phải đàm phán hòa bình. Ông ta xâm lược Ai Cập, đánh bại quân Mamluk nhưng Hải quân Anh do Đô đốc Horatio Nelson thống lĩnh đại phá Hải quân Pháp trong trận vịnh Aboukir (1799), làm thất bại cuộc xâm lược Ai Cập của Napoléon.[93] Vào năm 1799, ông quay trở về từ Ai Cập và vào ngày 18 Brumaire (9 tháng 11) lật đổ chính phủ, thay thế nó bằng chế độ Tổng tài, trong đó ông là Đệ nhất Tổng tài. Vào năm 1801, đồng minh của ông ta là Hải quân Đan Mạch bị Hải quân Anh của Nelson đập tan tác trong trận Copenhagen.[94] Ngày 2 tháng 12 năm 1804, sau một âm mưu ám sát bất thành, ông tự tuyên bố mình là Hoàng đế. Năm 1805, Napoleon dự định xâm lược Anh, nhưng một liên minh mới giữa Anh và Nga cùng Áo (Liên minh thứ ba), đã buộc ông phải hướng sự chú ý vào trong lục địa, tuy cùng lúc ấy không thể đánh lừa hạm đội hùng mạnh của Anh rời khỏi English Channel, chấm dứt trong một chiến thắng quyết định của Anh tại Trận Trafalgar ngày 21 tháng 10 đặt dấu chấm hết cho những hy vọng xâm lược Anh của Napoléon. Nelson hy sinh trong trận này, trở thành anh hùng dân tộc của nước Anh.[95] Vào ngày 2 tháng 12 năm 1805, Napoleon đánh bại liên quân Áo-Nga có số lượng đông đảo hơn tại Austerlitz, buộc Áo rút lui khỏi liên minh (xem Hiệp ước Pressburg) và giải tán Đế chế La Mã thần thánh. Năm 1806, một Liên minh thứ tư được thiết lập, ngày 14 tháng 10 Napoleon đánh bại Quân đội Phổ trong Trận Jena-Auerstedt, nhưng Quân đội Phổ giữ được pháo đài Kolberg.[96] Napoléon còn đi qua Đức và đánh bại quân Nga ngày 14 tháng 7 năm 1807 trong trận đánh tại Friedland, Hiệp ước Tilsit phân chia châu Âu giữa Pháp và Nga và tạo ra Công quốc Warszawa.

Ngày 12 tháng 6 năm 1812 Napoleon xâm lược Nga với một Grande Armée (Đại quân) gần 700,000 người. Sau khi có được những thắng lợi tại SmolenskBorodino Napoleon chiếm Mát-xcơ-va, nhưng chỉ là một thành phố đã bị quân đội Nga rút lui đốt cháy, và phải đối mặt với bệnh dịch và đói khát. Chỉ 20,000 quân sống sót sau chiến dịch. Tới năm 1813, Nữ thần vận may đã rời bỏ Napoleon, sau khi bị đội quân bảy nước đánh bại tại Trận Leipzig tháng 10 năm 1813. Ông bị buộc thoái vị sau Chiến dịch sáu ngày và Paris bị chiếm đóng, theo Hiệp ước Fontainebleau Napoleon bị trục xuất tới đảo Elba. Ông quay về Pháp ngày 1 tháng 3 năm 1815 (xem Một trăm ngày), tái lập một quân đội, nhưng bị lực lượng Anh và Phổ đánh bại hoàn toàn tại Trận Waterloo ngày 18 tháng 6 năm 1815. Các cuộc chiến tranh Napoleon chấm dứt.

Sự trỗi dậy của các quốc gia

Mừng thắng lợi Các cuộc cách mạng 1848 tại Berlin

Sau khi đánh bại Pháp, vào năm 1815, tại Hội nghị Viên, Áo, (en: Congress of Vienna), các cường quốc lớn của châu Âu tìm cách thiết lập một sự cân bằng quyền lực hòa bình giữa các đế chế sau các cuộc chiến tranh Napoleon theo hệ thống Metternich. Các nước thắng trận phân chia lại các lãnh thổ châu Âu, đặc biệt là các vùng đất lấy được từ Pháp. Đế quốc Áo chiếm được nhiều vùng lãnh thổ nhất, ví dụ như Ba Lan, Bohemia, Slovakia, một phần của Italia, Slovenia, Croatia...

Thế kỷ 19, nhiều phong trào đòi độc lập diễn ra, đặc biệt là của người Đức và người Ý. Sự bất ổn càng tăng thêm từ sự thành lập của nhiều phong trào quốc gia (tại Đức, Ý, Ba Lan, Hungary, v.v...), tìm cách thống nhất quốc gia và/hay giải phóng khỏi sự cai trị của các Đế quốc như Áo, Ottoma. Thế kỷ 19 cũng chứng kiến sự xuất hiện của Đế chế Anh như cường quốc số một thế giới phần lớn nhờ cuộc Cách mạng Công nghiệp và thắng lợi sau những cuộc chiến tranh Napoleon.

Đồng thời nhiều luồng tư tưởng mới ảnh hưởng tới chính trị châu Âu: tầng lớp trung lưu đã bị ảnh hưởng sâu sắc từ các ý tưởng dân chủ của cuộc cách mạng Pháp, cuộc Cách mạng công nghiệp đã mang lại những thay đổi kinh tế và xã hội quan trọng, các tầng lớp thấp bắt đầu bị ảnh hưởng bởi các ý tưởng chủ nghĩa xã hội, cộng sảnvô chính phủ, và mong muốn của tầng lớp tư bản mới là Chủ nghĩa tự do.

Giai đoạn từ 1815 tới 1871 chứng kiến nhiều nỗ lực cách mạng và các cuộc chiến tranh giành độc lập khỏi tầm ảnh hưởng của các Đế chế. Napoleon III, cháu của Napoleon I, quay trở về từ nơi bị trục xuất là Anh Quốc năm 1848 và được bầu vào nghị viện Pháp, và sau đó là "Hoàng thân Tổng thống" trong một cuộc đảo chính tự phong mình làm Hoàng đế, một hành động sau này đã được đa số cử tri Pháp phê chuẩn. Ông đã giúp đỡ cho sự thống nhất của Ý khi chiến đấu chống lại Đế chế Áo và trong cuộc Chiến tranh Crimea với Anh và Đế chế Ottoman chống lại Nga. Đế chế của ông sụp đổ sau một thất bại nặng của Pháp trước người Phổ khiến ông bị bắt giữ. Sau đó Pháp trở thành một nhà nước cộng hòa yếu ớt từ chối đàm phán và bị Phổ đánh bại sau ít tháng.

Đế chế Áo mất dần đất bởi các quốc gia tuyên bố thành lập. Tuy nhiên, nước này cũng có một thỏa ước với Hungary. Năm 1867, Đế quốc Áo-Hung thành lập và tồn tại cho đến Chiến tranh thế giới thứ I.

Tại Versailles, Vua Wilhelm I của Phổ tuyên bố trở thành Hoàng đế Đức, và nhà nước Đức hiện đại đã ra đời. Nhiều nước châu Âu đã trở thành những quốc gia lập hiến (chứ không phải là chuyên chế) ở thời điểm năm 1871, và Đức cùng Ý đã phát triển trở thành các quốc gia. Hoàng đế Friedrich III lên thay vua cha Wilhelm I, ông là một vị vua mạnh mẽ, gắn liền với phong trào tự do Đức thời đó. Thế nhưng ông mất sớm vào năm 1888.[97]

Bên cạnh cạnh tranh với nhau, các nước châu Âu trong thời gian này tiếp tục tích cực đi xâm chiếm thuộc địa. Với tiến bộ khoa học quân sự đạt được, họ càng có thế mạnh trong các cuộc chiến tranh xâm lược tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. Xem thêm Các đế chế thuộc địaLịch sử Chủ nghĩa thực dân. Với tiền của bóc lột được tại các thuộc địa cũng như tích lũy được từ Cuộc Cách mạng công nghiệp, hình thành các đế chế hùng mạnh tại châu Âu, điển hình gồm Đế chế Habsburg hay là Đế chế Áo-Hung, Đế chế Nga, Đế chế thuộc địa Pháp, Đế chế Anh, Đế chế Hà Lan.

Cuộc Triển lãm Thế giới tại Paris năm 1884

Hòa bình chỉ kéo dài tới khi Đế chế Ottoman đã suy tàn tới mức trở thành miếng mồi cho các cường quốc khác. (Xem Lịch sử vùng Balkan.) Nó gây ra cuộc Chiến tranh Crimea năm 1854 và bắt đầu một giai đoạn của những cuộc xung đột nhỏ liên tục giữa các đế chế châu Âu đang mở rộng ra toàn thế giới và đặt cơ sở cho Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Nó thay đổi lần thứ ba với sự chấm dứt của nhiều cuộc chiến khiến Vương quốc SardegnaVương quốc Phổ bị sáp nhập trở thành một phần của Ý và Đức, làm thay đổi mạnh cán cân quyền lực ở châu Âu. Từ năm 1870, triều đình Bismarck đã đẩy châu Âu vào một tình thế nghiêm trọng. Đức dần tái lập các quan hệ, tìm kiếm các liên minh với Nga và Anh, để điều khiển quyền lực ngày càng tăng của Đức. Theo cách này, hai phía đối lập hình thành nên ở châu Âu, cải thiện các lực lượng quân đội và đồng minh theo thời gian.

Công ước Berlin 1881 dẫn tới sự hình thành một số quốc gia mới tại vùng Balkan, như Serbia, România, Bulgaria.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_châu_Âu http://historymedren.about.com/library/text/bltxtg... http://www.britannica.com/eb/article-58260/history... http://www.britannica.com/eb/article-9072150/Thirt... http://books.google.com/books?ie=UTF-8&vid=ISBN019... http://books.google.com/books?ie=UTF-8&vid=ISBN185... http://www.jimmyatkinson.com/papers/versaillestrea... http://www.justiniansflea.com/events.htm http://encarta.msn.com/encyclopedia_761575057_13/s... http://www.worldhistoricalatlas.com http://dpalm.med.uth.tmc.edu/courses/BT2003/BTstud...